Hàng hóa để đến tay người nhận cần phải qua rất nhiều khâu vận chuyển như Hàng không, vận chuyển đường bộ, vì vậy việc đóng gói để đảm bảo an toàn hàng hóa là điều cực kì quan trọng.
Để đảm bảo Vietsun sẽ hướng
dẫn đóng gói hàng hóa để hạn chế những rủi ro không mong muốn như sau:
A. Hàng điện tử, điện
lạnh nguyên đai nguyên kiện
1. Nguyên liệu: Băng keo, màng co, Thùng
carton, Mút mềm
2. Cách đóng gói:
- Với
những kiện hàng đã được đóng gói nguyên đai, nguyên kiện, nguyên tem niêm phong
theo quy cách nhà sản xuất, không thể mở thùng hộp để kiểm tra bên trong:
+ Bước 1: Đặt thùng hàng
đã được đóng gói theo đúng chiều ghi trên thùng hộp, tiến hành quấn màng co
quanh kiện hàng. Kiểm tra gia cố 4 góc thật chặt.
+ Bước 2: Bưu cục và Khai
thác phải vẽ hướng mũi tên chỉ hướng đặt để và ghi chú các mặt trước/sau lên
thùng hàng.
+ Bước 3: Dán tem “hàng dễ
vỡ” và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
-
Với những kiện hàng Vietsun có thể mở
thùng hộp để kiểm tra hoặc đánh giá hàng hóa cần gia cố lại để đảm bảo quá
trình vận chuyển.
+ Bước 1: Đặt thùng hàng
đã được đóng gói theo đúng chiều lên tấm mút mềm, sau đó dùng băng keo dán và
cố định sản phẩm lại.
+ Bước 2: Dùng các miếng
mút mềm chèn thêm vào góc kiện hàng, đặt vào hộp của nhà sản xuất đảm bảo không
kênh diện tích thùng, không còn các khoảng trống trong thùng.
+ Bước 3: Cho sản phẩm vào
thùng carton, cố định các góc bằng xốp đảm bảo thùng hàng không phát ra tiếng
kêu.
+ Bước 4: Bưu cục và Khai
thác phải vẽ hướng mũi tên chỉ hướng đặt để và ghi chú các mặt trước/sau lên
thùng hàng.
+ Bước 5: Dán tem “hàng dễ vỡ” và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
B. Hàng điện tử (tivi, màn hình máy tính, …)
1. Nguyên liệu: Túi khí; Băng keo; Thùng
carton; Mút xốp.
2. Cách đóng gói:
+ Bước 1: Dùng xốp bọc xung
quanh các mặt sản phẩm (dùng băng keo gia cố các mặt xốp).
+ Bước 2: Dùng túi khí bọc
sản phẩm (dùng băng keo gia cố túi khí).
+ Bước 3: Quấn màng co bên
ngoài khối hàng.
+ Bước 4: Cuối cùng dán tem “hàng dễ vỡ” dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
C. Đóng
gói hàng dễ vỡ (ly tách, chén đĩa, đồ thủy tinh, sành, sứ, đồ nhựa mỏng/ giòn
…)
1. Nguyên liệu: Túi khí; Băng keo; Thùng carton; Mút xốp mềm
2. Cách thức đóng gói:
+ Bước 1: Sắp xếp đồ thủy
tinh theo ưu tiên đồ thủy tinh dày để dưới - đồ mỏng để ở trên. Dùng túi khí để
gói hàng hóa và dùng băng keo gia cố lại.
+ Bước 2: Đặt hàng hóa vào
thùng carton, lót thêm lớp chống sốc ở trên, dùng mút mềm cố định sản phẩm cho
vừa khít, không còn khoảng trống so với thùng carton, sau đó dùng băng keo gia
cố thùng carton.
+ Bước 3: Dán tem “hàng dễ
vỡ” và phiếu giao nhận hàng lên hàng hóa.
D. Hàng
chất lỏng
1. Nguyên liệu: Bao nilong; Túi khí; Băng keo; Thùng carton; Mút mềm
2. Cách đóng gói:
+ Bước 2: Cho sản phẩm đã
gói túi khí vào bao nilong gói sản phẩm lại 3 - 4 lớp và dùng băng keo gia cố.
+ Bước 3: Đặt sản phẩm vào
thùng carton, dùng mút mềm cố định sản phẩm cho vừa khít, không còn khoảng
trống so với thùng carton, sau đó dùng băng keo gia cố thùng carton.
Bưu cục & khai thác
phải vẽ hướng mũi tên để đặt thùng hàng đúng chiều.
+ Bước 4: Dán tem
"hàng dễ vỡ" và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
E. Máy
ảnh; Điện thoại di động; Laptop; Ipad.
1. Nguyên liệu: Túi khí; Băng keo; Thùng carton; Xốp, bao nilong.
2. Cách đóng gói:
+ Bước 1: Dùng bao nilong
để gói hộp sản phẩm (dùng băng keo gia cố).
+ Bước 2: Dùng túi khí để
gói sản phẩm đã bọc bao nilong và dùng băng keo gia cố.
+ Bước 3: Đặt sản phẩm vào
thùng carton và dùng xốp bọc xung quanh 6 mặt để tránh va chạm, sau đó dùng
băng keo gia cố thùng carton.
+ Bước 4: Dán tem “hàng dễ
vỡ” và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
G. Hàng
điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt, loa, …)
1. Nguyên liệu: Màng co; Thùng carton; Mút xốp.
2. Cách đóng gói:
+ Bước 1: Nếu sản phẩm
không có thùng hoặc hộp của nhà sản xuất: Ốp xốp 6 mặt bên ngoài, xốp yêu cầu
độ dày là 2-3cm. Sau đó, sử dụng màng co bọc quanh sản phẩm ít nhất 2 lớp,
dùng băng dính cố định các góc.
+ Bước 2: Bưu cục và Khai
thác phải vẽ hướng mũi tên chỉ hướng đặt để và ghi chú các mặt trước/sau lên
thùng hàng.
+ Bước 3: Dán tem “hàng dễ
vỡ” và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
H. Quần
áo, vải, … các loại
1. Nguyên liệu: Bao nilong; Băng keo; Thùng carton.
2. Cách đóng gói:
+ Bước 1: Dùng bao nilong
gói sản phẩm và băng keo gia cố lại.
+ Bước 2: Tiếp tục cho sản
phẩm đã gói vào thùng carton, dùng băng keo dán gia cố. (Có thể linh hoạt không
sử dụng thùng carton nếu không cần thiết)
+ Bước 3: Dán phiếu giao
nhận hàng lên sản phẩm.
I. Hàng
sử dụng dịch vụ đóng gỗ
1. Nguyên liệu: Ván ép, màng co, dây đai kẹp
2. Cách đóng gói:
Đối
với những hàng hóa cần sử dụng dịch vụ đóng gỗ trong quá trình vận chuyển:
+ Vietsun khuyến khích sử dụng dịch vụ đóng gỗ
lót xốp đối với các mặt hàng sau: Hàng dễ bể vỡ; Hàng chất lỏng; Hàng điện tử:
Tivi, máy ảnh, điện thoại di động, Ipad, màn hình máy tính LCD, máy quay.
+ Bước 1: Đo kích thước của
kiện hàng từ nhà sản xuất.
+ Bước 2: Cắt ván ép theo
kích thước đã đo. Tiến hành đóng thành kiện và cho hàng hóa vào trong.
+ Bước 3: Gia cố chèn mút
xốp xung quanh 6 mặt sản phẩm. Cố định kiện hàng được
chặt, không phát sinh ra tiếng động khi vận chuyển.
+ Bước 4: Tiến hành đóng
kiện gỗ, buộc dây đai và quấn màng co (nếu có)
+ Bước 5: Dán tem “hàng dễ
vỡ” và dán phiếu giao nhận hàng lên sản phẩm.
Trường hợp khách hàng đã
gia cố mút xốp đầy đủ bên trong và bên ngoài cho hàng hóa trước khi gửi đi,
hàng hóa có thể chỉ sử dụng dịch vụ đóng gỗ.
Khi thực hiện đóng gỗ, Vietsun
phải đánh giá hàng hóa cần gia cố thêm mút xốp hay không và thông báo đến đơn
vị chấp nhận sử dụng dịch vụ phù hợp.
- Đối
với những hàng hóa khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ đóng gỗ:
Với tất cả các loại hàng
hóa, ví dụ: xe đạp, bàn ghế, xe máy, ... nếu khách hàng muốn đảm bảo hơn và có
nhu cầu sử dụng dịch vụ đóng gỗ, Vietsun sẽ tiến hành thao tác đóng gỗ như quy
trình ở trên.